‘Ứng dụng công nghệ đưa chanh leo thành nguồn thu nhập tỷ đô’

Là địa phương chia sẻ về hiệu quả trong ứng dụng công nghệ vào sản xuất, ông La Văn Nam, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang kể câu chuyện về vải thiều sau khi được cấp Chỉ dẫn địa lý được nâng giá trị trên thị trường khó tính.

Năm 2006, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang phối hợp với UBND huyện Lục Ngạn, các cơ quan địa phương đề xuất với Cục Sở hữu trí tuệ triển khai hai dự án về tạo lập, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn.

Ngày 25/6/2008, vải thiều Lục Ngạn được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Đây là sản phẩm đầu tiên của tỉnh đươc cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý và cũng thuộc trong nhóm sản phẩm cây ăn quả đầu tiên trong cả nước được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Hiện vải thiều Lục Ngạn đã được đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại 7 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Singapore, Australia và Mỹ. Vải thiều Lục Ngạn cũng là sản phẩm nông sản đầu tiên của Việt Nam được cấp chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản năm 2021.

Ông La Văn Nam chia sẻ về vải thiều Lục Ngạn nâng cao giá trị nhờ Chỉ dẫn địa lý. Ảnh: Giang Huy

Ông Nam cho biết, việc tạo lập, quản lý và khai thác tài sản trí tuệ đạt hiệu quả cao, tạo sức lan tỏa rộng; danh tiếng uy tín, chất lượng sản phẩm hàng hóa được nâng cao rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ và xuất khẩu. Sau khi vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở trong và ngoài nước đã có tác động rất lớn đến sản xuất, tiêu thụ vải thiều, phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Xem thêm   Phương Thanh: Sự đào thải không chừa một ai, kể cả tôi

Hiện vải thiều hiện được tiêu thụ ở nhiều siêu thị trong nước, xuất khẩu trên 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Mỹ…

Ông cho biết, thời gian tới, huyện Lục Ngạn tập trung thực hiện một số nội dung như: duy trì và nâng cao chất lượng diện tích sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, mở rộng mô hình sản xuất vải thiều hữu cơ; triển khai nhân rộng việc áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (mã số mã vạch gắn với thông tin tra cứu về sản phẩm) để nhận diện và truy xuất được nguồn gốc các sản phẩm vải thiều; hỗ trợ ứng dụng công nghệ tiên tiến về bảo quản, chế biến vải thiều sau thu hoạch để nâng cao giá trị sản phẩm; tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vải thiều theo chuỗi giá trị; hỗ trợ tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu vải thiều Lục Ngạn.

Nguồn: VnExpress

Files 32